Một số ví dụ về việc sử dụng màu sắc khi thiết kế Logo
Đối với việc sử dụng màu sắc, chúng ta không thể phủ nhận rằng, trong cuộc sống, màu sắc vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để sử dụng được màu sắc hợp lý, người thiết kế cũng như người cảm nhận phải có được những tư duy hợp lý và nhất định phải phù hợp với mục đích đang sử dụng màu sắc đó.
Một số nhà thiết kế đã tỏ ra quá phụ thuộc vào pantone hoặc trên vòng tuần sắc và điều đó đã gây ra một sai lầm lớn là thiết kế cho đẹp, theo ý thích hoặc theo một gu nào đó mà không quan tâm đến việc thiết kế sản phẩm đó cho ai và nó sẽ tạo ra mục đích gì.
Việc chọn màu phù hợp là rất quan trọng, nó quyết định một phần ý nghĩa của logo. Logo không chỉ là một dấu hiệu nhận biết, nó còn tạo nên phong thái của doanh nghiệp thông qua việc sử dụng phông chữ, đường nét và quan trọng là màu sắc.
Charlie B. Johnson (một designer về thương hiệu nổi tiếng) đã chỉ ra việc sử dụng màu sắc sai tạo ra những thay đổi trong cách nhìn nhận về thương hiệu. Sau đây là một số logo mà ông đã nêu:
1. Biết đối tượng mục tiêu của bạn là ai?
Nếu bạn là một bác sĩ, bạn chọn màu xanh trắng cho logo hay thương hiệu bạn là điều dĩ nhiên, vì màu xanh trắng là màu sạch sẽ, và người bệnh luôn muốn nhìn thấy một cái gì đó thật sạch sẽ, cảm giác an toàn sẽ được nâng cao. Việc chọn màu xanh, trắng là điều cần thiết. Nhưng nếu bạn muốn lập một doanh nghiệp có tính chất công việc liên quan đến tài chánh, tiền tệ, thì màu xanh đậm (dark blue) sẽ là màu phù hợp, nó là màu của sự giàu có, thịnh vượng, bạn cũng có thể dùng màu lá cây (màu của tiền) hoặc vàng, đen (màu của sự vững chắc, ổn định).
Logo Obama và Logo Pepsi: Hai logo này dùng đường nét và tone màu giống nhau, với hai màu xanh và đỏ, nó làm mất đi tính quyền uy mà nó đáng có.
Obama Logo và Pepsi Logo
Theo như senviet đánh giá, logo Obama thật sự không có quyền lực thật, tuy nhiên, có lẽ ông cũng muốn như vậy đối với logo mình. Logo Pepsi thì đã một thời rùm ben trong giới thiết kế, đã có nhiều phiên bản logo thay thế với cách diễn giải rất buồn cười nhằm chế giễu logo Pepsi mới này, tuy nhiên Logo vẫn được sử dụng vì một phần nó có một bản diễn giải quá tốt (theo đánh giá của Senviet)
London Olympic 2012: Logo có đến 4 phiên bản với các màu Hồng, Xanh Blue, Xanh Green và Cam, nhưng cả bốn đều không tạo được đúng giá trị thật của nó.
London Olympic 2012
Các bạn có thể tìm thấy phiên bản nhại lại logo London 2012 rất nực cười. Có lẽ logo này cũng là điều tranh cãi. Theo như Senviet, nếu xét trên phương diện thiết kế logo London 2012 tệ, nhưng nếu nói thiết kế logo London 2012 cho thế vận hội, logo trên đảm bảo được các tiêu chí, với bố cục phá phách, tạo sự mạnh mẽ trong các đường nét thiết kế. Cái động của nó nói lên sự vận động của thế vận hội. Logo có được một cá tính rất mạnh, đồ họa lạ mắt. Tuy nhiên, nếu là logo trong trường học, hoặc sử dụng cho doanh nghiệp nhỏ, về các phương diện thẩm mỹ, bố cục, tiêu chí Logo chuẩn, thì logo này rất không đạt.
Logo TATA Docomo: Sự thay đổi màu sắc từ Cam vàng sang Xanh Blue và Cobalt có lẽ đã làm trầm đi bớt nhiệt huyết của công ty, cũng như giảm đi sự mạnh mẽ vốn có của thương hiệu. Có lẽ, đối với họ, đây là sự chuyển đổi cả phong cách làm việc, thay đổi bộ mặt của công ty, tuy nhiên với sự thay đổi màu này, có lẽ xấu nhiều hơn tốt.
TATA Docomo Logo
2. Màu sắc nói lên được ngành nghề bạn đang hoạt động?
Có lẽ bạn sẽ đồng ý rằng, sẽ đôi lúc bạn có nghe thấy hoặc thầm nghĩ: “Chà! Nhìn logo này trông không giống công việc nó đang làm lắm!” hoặc “Nhìn logo có vẻ là của một hãng xe hơi”, “Nhìn logo có vẻ là của một công ty cơ khí”… Chính do bởi màu sắc của logo đã tạo nên tư tưởng như vậy. Một logo màu xanh đen không thể là logo của một công ty môi trường được, một nhà hàng thức ăn nhanh thường dùng các logo có màu đỏ…
3. Đừng quên sử dụng chế độ trắng đen để duyệt logo
Nghe có vẻ chẳng liên quan đến màu sắc, tuy nhiên, bạn nên xem xét logo của bạn ở chế độ trắng đen (black & white). Đó là chế độ xem logo tốt nhất, nó có thể giúp bạn tránh được các trường hợp đáng tiếc khi in ấn logo trên các bề mặt khó in ấn. Và hơn hết, nó cho thấy được kết quả của một lối chơi bố cục mà designer đó đã chơi tốt hay là chưa.
AGA Building Logo: Nhìn thì có vẻ ổn về màu sắc, nhưng thử nhìn các phương án Grayscale và B&W:
AGA Building Logo
Kraft Foods: Ở đây không nói logo thiết kế màu tồi. Tuy nhiên với chi tiết nhập nhằn như vậy, không hiểu làm sao có thể để lại nhiều trong trí nhớ của người dùng.
Kraft Foods Logo
Họ cũng đã có phương án chỉnh sửa, tuy nhiên có lẽ cũng chỉ khá hơn chút.
Kraft Food mới
Logo Enron: Màu sắc lòe loẹt, trong một bố cục có vẻ là đột phá, vì thế màu đã phá nát logo.
Enron Logo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét