Những hình tượng thường sử dụng design logo.
Mỗi hình tượng, biểu tượng đều có một nét riêng biệt và ý nghĩa khác nhau. Các design cần phải thận trọng trong việc lựa chọn hình tượng cho việc thiết kế logo. Dựa vào ngành nghề kinh doanh là yếu tố quan trọng nhất để hình thành một logo đạt chuẩn mực và yêu cầu của doanh nghiệp.
Dưới đậy là một vài ý nghĩa các hình tượng, bạn có thể tham khảo bổ sung thêm chút kinh nghiệm cho việc thiết kế được hoàn thiện hơn.
1. Hình khối lập phương:
Là 1 hình khối mạnh mẽ, cân bằng.
Đối với người Á Đông tượng trưng cho “đất”.
Được sử dụng nhiều trong việc tạo dựng hình tượng logo bởi ấn tượng sự liên tưởng, tính dễ tạo hình do nó đem lại.
2. Hình khối chữ nhật: Tính cân bằng nên thường được sử dụng để tạo cảm giác về sự cân xứng.
3. Hình khối tam giác:
Là một hình vững vàng.
Có thể dùng để tạo nên một loạt các hình khối như núi non, lều, tòa nhà hình chữ A.
Nói lên tính năng phát triển thông qua ý nghĩa định hướng mạnh mẽ của nó.
Những hình tam giác liên kết trong một logo tạo được ấn tượng mạnh mẽ về hiệu quả thẩm mỹ, hiệu quả về mặt thông tin.
4. Hình tượng mặt trời.
Sử dụng khá nhiều trong logo.
Hình ảnh mặt trời vừa gần gũi, thân quen với con người.
Ý nghĩa thần linh. Cội nguồn của sự sống, sự bất tử, vĩnh hằng, hủy hoại, tái sinh.
Theo cách nhìn khái quát phổ thông, mặt trời, hình tròn.
Ấn tượng, huy hoàng, rực rỡ.
Cảm giác ấm áp, thành công, chiến thắng.
Nói lên tính ưu việt, năng động, sự gợi cảm, luôn tạo được sự tin tưởng về nó.
Hình mặt trời trong logo:
Mang tính giản dị, sâu sắc.
Một vẻ đẹp lung linh.
Khơi dậy nhiều liên tưởng thú vị.
5. Ngôi sao:
Hình tượng đáng yêu nhất và thưởng được sử dụng.
Yếu tố lãng mạn tạo cảm giác lung linh, bay bổng.
Kết hợp những hình tam giác mà đỉnh nằm trong một vòng tròn.
Vừa mang tính ổn định, không ổn định tạo cảm giác bền vững, xu hướng phát triển
Cho chúng ta một khát vọng hướng đến tương lai, hướng đến những gì tốt đẹp nhất.
6. Chữ thập: Một hình tượng rất lâu đời, nhiều ý nghĩa:
Làm một trong bốn biểu tượng cơ bản (ba biểu tượng kia là: trung tâm, vòng tròn, hình vuông).
Là biểu tượng tổng hợp của tất cả các biểu tượng.
Trong cuộc sống chữ thập là nền tảng cho tất cả các hình tượng định hướng về không gian và thời gian:
Có mặt trên các ký hiệu giao thông để chỉ một ngã tư, giao lộ.
Có mặt trên bản đồ chỉ những bệnh viện, có mặt trong nghĩa trang chỉ đạo giáo của người nằm dưới mộ
Hình tượng chữ thập đỏ, một hình tượng nổi tiếng, nhiều người biết đến - Biểu trưng của hội chữ thập đỏ quốc tế. Xuất hiện đầu tiên năm 1759.
Tượng trưng cho hệ thống nhân đạo quốc tế.
Chữ T hoa bản thân là hình tượng chữ thập tự giá không đỉnh.
Một ngôi sao bốn cánh là một dáng của hình chữ thập.
Dấu “+” là một hình tượng chữ thập, hình ảnh của một sự gia tăng + một điện cực + một sự cân bằng + đối kháng của hoạt động + nghỉ ngơi.
Chữ thập đôi khi được thiết kế dưới dạng học đơn giản có phân nhánh, hình lá.
Có nhiều ý nghĩa tiềm ẩn bên trong thúc đẩy người ta khám phá, tưởng tượng.
Sử dụng nhiều trong logo các công ty, xí nghiệp, dược phẩm, y tế, bệnh viện.
7. Con người:
Trung tâm của vũ trụ, vẻ đẹp, những gì tinh tế nhất, hoàn hảo nhất của tạo hóa.
Chủ thể của muôn loài trên trái đất tượng trưng cho những gì ưu việt nhất.
Luôn tự hoàn thiện mình, vươn tới cái đẹp, khám phá những chân trời mới.
Sử dụng trong các logo thể dục thể thao, các tổ chức xã hội, các hàng thời trang.
Từ hình ảnh con người con mắt, bàn tay con người.. Tạo ra những hình tượng dựa trên khuôn mặt.
Hình tượng gương mặt - Sáng tạo phong phú về tạo hình, chất lãng mạn, sự dí dỏm của họa sĩ,
Hình ảnh con mắt, gây ấn tượng mạnh, bản thân hình tượng đã là “một cái nhìn” đẩy hình ảnh, gây sự chú ý người tiêu dùng.
Hình tượng bàn tay, mang tính chất tạo hình đẹp, một trong những chủ thể chính của hoạt động con người, tạo cảm giác tin cậy, sự hỗ trợ, sự liên kết, sự khéo léo của sản phẩm do con người tạo ra.
8. Hình ảnh loài vật:
Mỗi loài vật để có những điểm mà tạo hóa dành cho chúng.
Thông qua hình ảnh, tính chất của mọi loài vật, tạo cho logo một hình tượng có nghĩa ẩn dụ cao và mang tính so sánh đầy hàm súc.
Có thể lấy từ các con vật trong thần thoại hay trong tính cách ưu việt, đặc trưng nhất của con vật.
9. Chim:
Thường thấy trong thiết kế logo.
Luôn là sự khát khao vươn tới những gì tốt đẹp nhất.
Là ước mơ bay bổng, chinh phục không gian của con người.
Tượng trưng về sự khát khao về hòa bình, một sự chung sống trong thế giới mà mỗi người là anh em. Là niềm tin về cuộc sống, sự tự do, ước mơ về hạnh phúc.
10. Cây cỏ, hoa lá:
Hình tượng dễ cách điệu nhất.
Tạo cảm giác thanh bình, tượng trưng sự xanh tươi, sức sống tràn đầy.
Hình tượng một bông hoa, cảm giác sự toàn vẹn, sự hoàn hảo của sự vật, tượng trưng cho cái đẹp những gì tinh tế nhất.
Hình tượng bông lúa liên tưởng về no ấm, hòa bình, hạnh phúc. Những gì thịnh vượng, phát triển nhất.
11. Hình tượng mũi tên:
Một trong những hình tượng mang ý nghĩa tượng trưng cao nhất.
Một trong những dấu hiệu được sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống.
Thúc giục chúng ta luôn hướng về phía, luôn tạo cảm giác về sự vươn tới trước, sự chinh phục đồng nghĩa với sự phát triển, tương lai, chỉ ra cái đích cần đến.
12. Hình tượng trong các tác phẩm nghệ thuật khác:
Đòi hỏi họa sĩ phải có sự khéo léo, sự tinh tế, óc liên tưởng sắc sảo, tạo ra những hình tượng mới đơn giản mà vẫn không mất đi hình tượng nguyên thuỷ của nó trong tác phẩm nghệ thuật.
Tạo sự phong cách cho logo làm cho nó đẹp hơn, ý tưởng sâu sắc hơn, tình cảm hơn.
13. Các hình tượng khác:
Như làn sóng, tia chớp, trái tim, dụng cụ âm nhạc, đồ vật, vật dụng, cái khiên, bóng hình…
14. Các hình dạng, các dạng kiểu chữ, một tổ hợp của những chữ cái hoặc các con số:
Chỉ trong logo mới sử dụng làm hình tượng.
Bản thân đã mang tính giản ước rõ rệt.
(Theo Lanta Brand)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét